Công văn 22/LĐTBXH-BHXH

Công văn số 22/LĐTBXH-BHXH về việc chế độ bảo hiểm xã hội đối với người bị kỷ luật buộc thôi việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 22/LĐTBXH-BHXH chế độ bảo hiểm xã hội đối với người bị kỷ luật buộc thôi việc


BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 22/LĐTBXH-BHXH
V/v: chế độ bảo hiểm xã hội đối với người bị kỷ luật buộc thôi việc

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2009

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Trả lời Công văn số 2079/UBND-VX ngày 26/12/2008 của quý Ủy ban đề nghị giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với ông Chu Văn Thiện, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tiền tuất hằng tháng và người bị đình chỉ hưởng bảo hiểm xã hội do vi phạm pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn thực hiện theo các quy định trước đây và được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại tiết b điểm 14 Thông tư số 13/NV ngày 04 tháng 9 năm 1972 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), những trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc bị án tù ngồi thì thời gian công tác trước đó không được tính là thời gian công tác liên tục để tính hưởng bảo hiểm xã hội. Riêng đối với những cán bộ đã tham gia cách mạng từ trước ngày 19/8/1945 và những công nhân, viên chức đã có nhiều thành tích trong kháng chiến và lao động sản xuất đã được tặng thưởng các loại Huân chương, Huy chương của Nhà nước, những anh hùng lao động, anh hùng quân đội thì các Bộ, ngành ở Trung ương và các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh cần cân nhắc kỹ càng và trao đổi với Bộ Nội vụ (nay là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), để xem xét từng trường hợp cụ thể để cho tính hoặc không cho tính thời gian trước khi bị kỷ luật là thời gian công tác liên tục để tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ vào quy định nêu trên, việc quý Ủy ban đề nghị tính thời gian công tác trước khi bị kỷ luật buộc thôi việc để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với ông Chu Văn Thiện là không có cơ sở xem xét, giải quyết.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để quý Ủy ban biết.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VP,  Vụ BHXH.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI




Phạm Đỗ Nhật Tân

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 22/LĐTBXH-BHXH

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu22/LĐTBXH-BHXH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành06/01/2009
Ngày hiệu lực06/01/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Bảo hiểm
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 22/LĐTBXH-BHXH chế độ bảo hiểm xã hội đối với người bị kỷ luật buộc thôi việc


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 22/LĐTBXH-BHXH chế độ bảo hiểm xã hội đối với người bị kỷ luật buộc thôi việc
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu22/LĐTBXH-BHXH
                Cơ quan ban hànhBộ Lao động – Thương binh và Xã hội
                Người kýPhạm Đỗ Nhật Tân
                Ngày ban hành06/01/2009
                Ngày hiệu lực06/01/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Bảo hiểm
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 22/LĐTBXH-BHXH chế độ bảo hiểm xã hội đối với người bị kỷ luật buộc thôi việc

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 22/LĐTBXH-BHXH chế độ bảo hiểm xã hội đối với người bị kỷ luật buộc thôi việc

                      • 06/01/2009

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 06/01/2009

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực