Quyết định 787/QĐ-UBND-HC

Nội dung toàn văn Quyết định 787/QĐ-UBND-HC 2023 công bố thủ tục hành chính Sở Tư pháp Đồng Tháp


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 787/QĐ-UBND-HC

Đồng Tháp, ngày 29 tháng 07 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CỦA SỞ TƯ PHÁP

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 05 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KS TTHC, Văn phòng Chính phủ;
- TT/TU;
- TT/HĐND Tỉnh;
- Các PCT/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, KSTTHC.(BT)

CHỦ TỊCH




Phạm Thiện Nghĩa

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CỦA SỞ TƯ PHÁP

(Kèm theo Quyết định số 787/QĐ-UBND-HC ngày 29 tháng 7 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp)

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

1

Phối hợp trong việc lập biên bản trẻ em bị bỏ rơi và tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi vào cơ sở nuôi dưỡng.

Nuôi Con nuôi

UBND cấp xã, Công an cấp xã

2

Phối hợp trong việc rà soát, thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em.

Nuôi Con nuôi

Sở Tư pháp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND cấp xã, Cơ sở nuôi dưỡng

3

Phối hợp trong việc xác minh hồ sơ của trẻ em, xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài.

Nuôi Con nuôi

Công an Tỉnh, Sở Tư pháp

4

Phối hợp trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

Nuôi Con nuôi

Sở Tư pháp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Công an Tỉnh, Văn phòng UBND Tỉnh, Cơ sở nuôi dưỡng.

5

Quy trình phối hợp thực hiện công tác tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định XPVPHC.

Xử lý vi phạm hành chính

Cơ quan được tổ chức theo ngành dọc trên địa bàn tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành phố.

Phần II

NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ BỘ CỦA SỞ TƯ PHÁP

(Kèm theo Quyết định số 787/QĐ-UBND-HC ngày 29 tháng 7 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp)

I. Lĩnh vực nuôi con nuôi

1. Phối hợp trong việc lập biên bản trẻ em bị bỏ rơi và tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi vào cơ sở nuôi dưỡng

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo (0,5 ngày)

Bước 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi. Tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em (0,5 ngày)

Bước 3. Tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã về việc trẻ em bị bỏ rơi (07 ngày liên tục)

Bước 4. Hết thời hạn niêm yết quy định tại nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ em thì Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ em theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp

- Thành phần, số lượng hồ sơ: không

- Thời hạn giải quyết: 08 ngày

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản trẻ em bị bỏ rơi; giấy khai sinh trẻ em bị bỏ rơi.

- Phí, lệ phí: không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 1157/QĐ-UBND-HC ngày 09 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quy chế phối hợp về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

2. Phối hợp trong việc rà soát, thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Rà soát, đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi (60 ngày)

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ hoặc trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không có khả năng nuôi dưỡng, trẻ em không nơi nương tựa đang được cá nhân, gia đình, tổ chức tạm thời nuôi dưỡng/chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã hằng tháng rà soát, đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi; thông báo niêm yết tại trụ sở UBND trong 60 ngày để tìm gia đình thay thế.

Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết hoặc hướng dẫn giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.

Hết thời hạn niêm yết, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân cấp xã lập hồ sơ đề nghị tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi vào Cơ sở nuôi dưỡng.

Bước 2. Cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ trẻ em, xin ý kiến cơ quan chủ quản (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ quản của Cơ sở nuôi dưỡng công lập và ngoài công lập thuộc trách nhiệm quản lý của cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố là cơ quan chủ quản của Cơ sở nuôi dưỡng thuộc trách nhiệm quản lý cấp huyện). Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan chủ quản có ý kiến gửi Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ trẻ em để thông báo tìm người nhận con nuôi.

Bước 3. Thông báo tìm người nhận trẻ em làm con nuôi nước ngoài (60 ngày)

Khi tiếp nhận hồ sơ trẻ em theo quy định, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ trẻ em để thông báo tìm người nhận con nuôi:

- Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước đăng ký nhu cầu nhận con nuôi thì Sở Tư pháp giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho người nhận con nuôi và giới thiệu người nhận con nuôi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước đăng ký nhu cầu nhận con nuôi:

+ Đối với trẻ em không thuộc diện trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Nuôi con nuôi gồm trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế thì Sở Tư pháp thông báo tìm người nhận trẻ em làm con nuôi toàn tỉnh.

Việc thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em trên địa bàn tỉnh được thực hiện trên báo viết hoặc Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp 03 lần liên tiếp trong thời hạn 60 ngày, tính từ ngày phát thông báo đầu tiên, đồng thời được đăng tải trên Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp trong suốt thời gian thông báo.

Sau khi hết thời hạn thông báo theo quy định, nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp gửi 01 bộ hồ sơ trẻ em cho Cục Con nuôi để thông báo tìm người nhận con nuôi trong toàn quốc (thông báo trong thời hạn 60 ngày).

+ Đối với trẻ em thuộc diện trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Nuôi con nuôi gồm trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế thì Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi và gửi Cục Con nuôi 01 bộ hồ sơ trẻ em để tìm người nhận con nuôi đích danh có điều kiện phù hợp với việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

a) Giấy khai sinh;

b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

d) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

đ) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

e) Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;

f) Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định nhưng không thành.

* Số lượng hồ sơ: 03 bộ

- Thời hạn giải quyết: 125 ngày

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Cơ sở nuôi dưỡng

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Tư pháp, Sở Lao động thương binh và Xã hội.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em.

- Phí, lệ phí: không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 1157/QĐ-UBND-HC ngày 09 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quy chế phối hợp về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

3. Phối hợp trong việc xác minh hồ sơ của trẻ em, xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài.

- Trình tự thực hiện:

Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của người liên quan (cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó). Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi cần được xác minh thì Sở Tư pháp đề nghị Công an Tỉnh xác minh; cơ quan công an có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp (văn bản trả lời xác minh của Công an Tỉnh cần nêu rõ nguồn gốc của trẻ em, phải khẳng định có xác định được hay không xác định được cha, mẹ đẻ của trẻ em. Trường hợp xác định được cha, mẹ đẻ của trẻ em thì trong Công văn trả lời nêu rõ họ, tên, nơi cư trú, số điện thoại của cha, mẹ đẻ, để Sở Tư pháp tiến hành thủ tục lấy ý kiến của những người liên quan theo quy định của pháp luật).

Sau khi kiểm tra, xác minh theo quy định, nếu thấy trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì Sở Tư pháp xác nhận và gửi Bộ Tư pháp.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp

- Thành phần, số lượng hồ sơ: không

- Thời hạn giải quyết: 50 ngày

+ Lấy ý kiến : Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

+ Xác minh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Công an Tỉnh nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.

Công an Tỉnh rút ngắn tối đa thời hạn xác minh nguồn gốc của trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi theo quy định để tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo sớm tìm được gia đình thay thế ở nước ngoài và được chữa trị, chăm sóc sức khỏe trong điều kiện y tế hiện đại.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Công an Tỉnh

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài; văn bản lấy ý kiến đồng ý của người liên quan về việc cho con làm con nuôi.

- Phí, lệ phí: không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 1157/QĐ-UBND-HC ngày 09 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quy chế phối hợp về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

4. Phối hợp trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

- Trình tự thực hiện:

Trong 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ người nhận con nuôi, để tham mưu, tư vấn việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài chặt chẽ, khách quan, phù hợp với lợi ích tốt nhất của trẻ em, Sở Tư pháp thực hiện lấy ý kiến bằng văn bản Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an Tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Cơ sở nuôi dưỡng về các phương án giới thiệu trẻ em cho người nhận con nuôi về việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, các cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến có văn bản trả lời Sở Tư pháp. Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu hoặc giải trình ý kiến của các cơ quan, đơn vị và báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi. Trường hợp có nhiều ý kiến khác nhau thì tổ chức họp liên ngành.

Căn cứ văn bản trả lời/kết luận của cuộc họp liên ngành Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh về kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin ý kiến giới thiệu trẻ em cho làm con nuôi người nước ngoài do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân Tỉnh có ý kiến bằng văn bản về việc đồng ý hoặc không đồng ý với việc giới thiệu của Sở Tư pháp.

Trường hợp Ủy ban nhân dân Tỉnh đồng ý, thì trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân Tỉnh có văn bản đồng ý, Sở Tư pháp có văn bản báo cáo Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài kèm theo văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân Tỉnh. Trường hợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân Tỉnh thông báo lý do trong văn bản để Sở Tư pháp tiến hành giới thiệu lại.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

+ Công văn lấy ý kiến của Sở Tư pháp.

+ Phương án giới thiệu trẻ em kèm theo phụ lục tóm tắt hồ sơ của trẻ em và hồ sơ của người nhận con nuôi.

* Số lượng: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 52 ngày

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Công an Tỉnh, Sở lao động thương binh và Xã hội, Văn phòng UBND Tỉnh

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản báo cáo Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài kèm theo văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân Tỉnh.

- Phí, lệ phí: không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 1157/QĐ-UBND-HC ngày 09 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quy chế phối hợp về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

II. Lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính

1. Quy trình phối hợp thực hiện công tác tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định XPVPHC

Cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện gửi hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến Văn phòng UBND tỉnh; trường hợp, hồ sơ đề nghị xử phạt vi phạm hành chính được Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tư pháp thẩm định, thì Văn phòng UBND tỉnh chuyển hồ sơ đến Sở Tư pháp.

- Trình tự thực hiện (bao gồm cả thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục hành chính) trong trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tư pháp thẩm định, phối hợp thực hiện lần thứ nhất:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ do Văn phòng UBND tỉnh chuyển đến (02 ngày)

+ Trường hợp thành phần hồ sơ không bảo đảm thì Phòng chuyên môn tham mưu Ban Giám đốc văn bản đề nghị Văn phòng UBND tỉnh trả hồ sơ cho cơ quan đề nghị để bổ sung.

+ Trường hợp thành phần hồ sơ bảo đảm thì Phòng chuyên môn thực hiện thẩm định theo quy định.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ (04 ngày)

Phòng Chuyên môn thẩm định hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và các tài liệu có liên quan.

+ Trường hợp hồ sơ phức tạp có nội dung cần làm rõ thì Phòng chuyên môn đề xuất Ban Giám đốc phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức cuộc họp trao đổi, thống nhất ý kiến trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh.

+ Trường hợp hồ sơ phức tạp cần có thêm thời gian thẩm định, Phòng chuyên môn phải tham mưu Ban Giám đốc văn bản đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh cho gia hạn, đảm bảo còn trong thời hạn ít nhất 07 ngày ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc đoạn 2 khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Bước 3: Ban giám đốc xem xét, cho ý kiến (01 ngày)

+ Đối với hồ sơ bảo đảm theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, thì báo cáo kết quả thẩm định và đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định theo thẩm quyền.

+ Đối với hồ sơ chưa bảo đảm cơ sở pháp lý để ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì báo cáo đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh trả lại cho cơ quan đề nghị xác minh, khắc phục, hoàn thiện hồ sơ.

- Trình tự thực hiện:

Trong trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tư pháp thẩm định, phối hợp thực hiện lần thứ hai:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ do Văn phòng UBND tỉnh chuyển đến và thẩm định hồ sơ (02 ngày)

Phòng chuyên môn tiếp nhận và tham mưu Ban Giám đốc thẩm định hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và các tài liệu có liên quan.

Bước 2: Ban giám đốc xem xét, cho ý kiến (01 ngày)

+ Đối với hồ sơ bảo đảm theo quy định, thì báo cáo đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định theo thẩm quyền.

+ Đối với hồ sơ vẫn chưa bảo đảm cơ sở pháp lý để ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, thì đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định hoặc xử lý theo thẩm quyền.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ

+ Công văn hoặc tờ trình, kèm theo dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

+ Biên bản vi phạm hành chính, biên bản làm việc, biên bản xác minh tình tiết vụ việc,… và các tài liệu, giấy tờ có liên quan được đánh bút lục.

- Thời hạn giải quyết:

+ Phối hợp thực hiện lần thứ nhất: 07 ngày (trường hợp gia hạn thì đảm bảo còn trong thời hạn ít nhất 07 ngày ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính).

+ Phối hợp thực hiện lần thứ hai: 03 ngày.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện.

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thẩm định tính pháp lý, dự thảo quyết định.

- Phí, lệ phí (nếu có): không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): không

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

+ Phối hợp thực hiện lần thứ nhất: Văn phòng UBND tỉnh chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp thẩm định trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ của cơ quan đề nghị (cơ quan đề nghị có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng UBND tỉnh phải đảm bảo còn trong thời hạn tối thiểu 22 ngày ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính).

+ Phối hợp thực hiện lần thứ hai: Văn phòng UBND tỉnh chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp thẩm định trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ của cơ quan đề nghị (cơ quan đề nghị có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng UBND tỉnh phải đảm bảo còn trong thời hạn tối thiểu 07 ngày ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính).

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 1767/QĐ-UBND-HC ngày 22/11/2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành quy trình phối hợp thực hiện công tác tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 787/QĐ-UBND-HC

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu787/QĐ-UBND-HC
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/07/2023
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật10 tháng trước
(07/08/2023)
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 787/QĐ-UBND-HC

Lược đồ Quyết định 787/QĐ-UBND-HC 2023 công bố thủ tục hành chính Sở Tư pháp Đồng Tháp


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 787/QĐ-UBND-HC 2023 công bố thủ tục hành chính Sở Tư pháp Đồng Tháp
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu787/QĐ-UBND-HC
                Cơ quan ban hànhTỉnh Đồng Tháp
                Người kýPhạm Thiện Nghĩa
                Ngày ban hành29/07/2023
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật10 tháng trước
                (07/08/2023)

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Quyết định 787/QĐ-UBND-HC 2023 công bố thủ tục hành chính Sở Tư pháp Đồng Tháp

                            Lịch sử hiệu lực Quyết định 787/QĐ-UBND-HC 2023 công bố thủ tục hành chính Sở Tư pháp Đồng Tháp

                            • 29/07/2023

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực