Quyết định 56/2002/QĐ-UB

Quyết định 56/2002/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch tổng thể khoa học, công nghệ tỉnh Quảng Bình đến năm 2010

Quyết định 56/2002/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch tổng thể khoa học công nghệ Quảng Bình đến 2010 đã được thay thế bởi Quyết định 2405/QĐ-UBND năm 2011 công bố văn bản hết hiệu lực tỉnh Quảng Bình và được áp dụng kể từ ngày 21/09/2011.

Nội dung toàn văn Quyết định 56/2002/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch tổng thể khoa học công nghệ Quảng Bình đến 2010


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/2002/QĐ-UB

Đồng Hới, ngày 13 tháng 8 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

"V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2010"

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21/6/1994;

- Căn cứ chỉ thị số 32 CT/TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng chính phủ về công tác quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch tổng thể của ngành;

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học,Công nghệ và Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể khoa học, công nghệ của tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 với những nội dung chính chủ yếu sau đây:

I. Mục tiêu phát triển năm 2010:

1. Đổi mới căn bản hệ thống công nghệ trong một số ngành trọng điểm, đồng thời đồng bộ hóa hệ thống công nghiệp và dịch vụ góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.

2. Hiện đại hóa các ngành truyền thống, đặc biệt coi trọng ngành tiểu thủ công nghiệp có liên quan đến xuất khẩu, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp nông thôn, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động.

3. Xây dựng năng lực công nghệ nội sinh trong các ngành trọng điểm, hỗ trợ các ngành nghiên cứu triển khai cải tiến công nghệ, hoàn thành công nghệ mới phù hợp với yêu cầu của tỉnh, tạo ra sản phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh.

II. Định hướng và các nhiệm vụ chủ yếu phát triển khoa học, công nghệ.

1. Định hướng phát triển khoa học, công nghệ phục vụ các lĩnh vực kinh tế- xã hội.

a.Khoa học, công nghệ phục vụ nông - lâm- ngư nghiệp

-Tiếp tục điều tra cơ bản các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lợi có liên quan đến phát triển nông nghiệp toàn diện.

- Nghiên cứu, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên theo ngành lãnh thổ.

-Ứng dụng các công nghệ liên quan để tạo giống mới (vật nuôi,cây trồng) có năng suất, chất lượng cao; các công nghệ tiên tiến liên quan đến đánh bắt, nuôi trồng, chế biến (trong thủy sản ); canh tác thu hoạch, bảo quản chế biến (trong nông nghiệp) và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.

b. Khoa học, công nghệ phục vụ công nghiệp, dịch vụ, du lịch

-Tiếp tục công tác điều tra cơ bản phục vụ cho quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản, đặc biệt tài nguyên phục vụ phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, tài nguyên nước, tài nguyên du lịch.

- Nâng cao trình độ công nghiệp các ngành sản xuất, dịch vụ, chú ý công nghệ phổ thông phục vụ nông nghiệp nông thôn. Các công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ nông nghiệp nông thôn. Các công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường như công nghệ tin học, điện tử, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, tự động hóa.

- Phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ đủ mạnh, có khả năng tiếp thu, chuyển giao, ứng dụng.

2. Các chương trình nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ:

a. Chương trình thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ.

b. Chương trình điều tra cơ bản.

c. Chương trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp.

d. Chương trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

đ. Chương trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch.

e. Chương trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hóa - xã hội

3. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững với các nội dung.

a. Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách có liên quan đến bảo vệ môi trường.

b. Nghiên cứu thành lập hệ thống trạm quan trắc môi trường

d. Ứng dụng TBKT về quản lý và xử lý chất thải.

c. Nghiên cứu tham gia hệ thống tiêu chuẩn môi trường ISO 14.000 đối với sản phẩm trọng điểm.

4. Hoạt động chuyển giao công nghệ, tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

a. Áp các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao các công nghệ đối với tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế.

b. Đổi mới công nghệ đối với một số lĩnh vực quan trọng có ảnh hưởng tới việc nâng cấp trình độ kỹ thuật của nhiều ngành, tạo tiền đề cho việc hình thành các ngành sản xuất với công nghệ hiện đại, công nghệ cao, phát huy các thế mạnh của tỉnh.

c. Thực hiện nghiêm ngặt việc thẩm định công nghệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ các dự án đầu tư.

d. Nghiên cứu, xây dựng ban hành các chính sách, cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế áp dụng công nghệ mới.

5. Xây dựng tiền lực khoa học, công nghệ.

a. Nguồn nhân lực:

Đến năm 2010 phấn đấu đào tạo để đạt mức trung bình của cả nước (20 người/1000 dân): về số cán bộ có trình độ cao, từ cao đẳng trở lên có: 18.120 người; 21.744 người kỹ thuật viên và 181.120 người công nhân kỹ thuật.

b. Cơ sở vật chất kỹ thuật: tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị cho một số đơn vị có liên quan đến công tác nghiên cứu, công tác tiêu chuẩn -đo lường - chất lượng, công nghệ thông tin trong quản lý, đơn vị sản xuất, tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý, cán bộ khoa học có đủ điều kiện sáng tạo, tìm tòi ra các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế Nhà nước, khu vực và thế giới.

c. Hệ thống tổ chức nghiên cứu - triển khai:

Củng cố các cơ sở hiện có và thành lập mới một số trạm, trại, Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ đủ mạnh, đủ sức tiếp nhận, chuyển giao, đón đầu các kỹ thuật, công nghệ mới vào địa phương.

d. Thông tin khoa học, công nghệ:

- Xây dựng mạng lưới thông tin khoa học, công nghệ từ tỉnh xuống tận cơ sở theo hệ thống thống nhất và tỉnh đến Chính phủ đảm bảo các thông tin, đảm bảo phục vụ quản lý, điều hành mọi hoạt động của nền kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

đ. Tài chính khoa học, công nghệ:

Tài chính cho hoạt động khoa học, công nghệ phải được huy động từ nhiều nguồn. Vốn cho khoa học, công nghệ phấn đấu đạt tỷ lệ 27% tổng chi ngân sách địa phương.

III. Một số giải pháp chính:

1. Xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy công tác ứng dụng khoa học, công nghệ vào các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế: Chính sách đầu tư, hỗ trợ, chính sách về thu hút cán bộ, chính sách khen thưởng trong hoạt động khoa học, công nghệ.

2. Phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ của tỉnh thông qua nhiều hình thức đào tạo phù hợp.

3. Đổi mới công tác quản lý hoạt động khoa học, công nghệ: Hệ thống tổ chức từ tỉnh đến cơ sở, xây dựng các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; thành lập các hội khoa học kỹ thuật chuyên ngành góp phần đẩy nhanh công tác ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất đời sống.

4. Tăng cường đầu tư thích đáng, có hiệu quả cho hoạt động khoa học, công nghệ.

5. Tạo lập môi trường cho khoa học, công nghệ trên cơ sở tạo điều kiện cho khoa học, công nghệ đi vào phục vụ sản xuất, đời sống.

6.Thực hiện công tác tổ chức, tuyển chọn các đề tài dự án trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai khoa học, công nghệ.

Điều II: Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch:

- Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm về quản lý và tổ chức thực hiện "Quy hoạch tổng thể khoa học, công nghệ đến năm 2010 trong toàn tỉnh".

- Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phối hợp với Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện các nội dung phạm vi thuộc ngành quản lý để triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể khoa học, công nghệ đến năm 2010.

- UBND các huyện, thị xã căn cứ nội dung của quy hoạch phối hợp với Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các ngành trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện trên từng địa bàn.

Điều III: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- T. vụ Tỉnh ủy; (để B/c)
- TT HĐND tỉnh; (để B/c)
- TT UBND tỉnh;
- Các ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã;
- Lưu VP-VT.

TM/ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
CHỦ TỊCH




Đinh Hữu Cường

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 56/2002/QĐ-UB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu56/2002/QĐ-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành13/08/2002
Ngày hiệu lực13/08/2002
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/09/2011
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 56/2002/QĐ-UB

Lược đồ Quyết định 56/2002/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch tổng thể khoa học công nghệ Quảng Bình đến 2010


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 56/2002/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch tổng thể khoa học công nghệ Quảng Bình đến 2010
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu56/2002/QĐ-UB
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Bình
                Người kýĐinh Hữu Cường
                Ngày ban hành13/08/2002
                Ngày hiệu lực13/08/2002
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcCông nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/09/2011
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 56/2002/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch tổng thể khoa học công nghệ Quảng Bình đến 2010

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 56/2002/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch tổng thể khoa học công nghệ Quảng Bình đến 2010