Công văn 906/TCTS-NTTS

Công văn 906/TCTS-NTTS kiểm soát chất Ethoxyquin và Sulfamethoxazole trong thức ăn thủy sản do Tổng cục Thủy sản ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 906/TCTS-NTTS kiểm soát chất Ethoxyquin Sulfamethoxazole trong thức ăn


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 906/TCTS-NTTS
V/v: kiểm soát chất Ethoxyquin và Sulfamethoxazole trong thức ăn thủy sản

Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2012

 

Kính gửi: Chi cục Thủy sản/Nuôi trồng thủy sản các tỉnh ven biển

Hiện nay Bộ Y tế Nhật Bản đã quyết định kiểm tra các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam đối với chất Ethoxyquin ở mức giới hạn cho phép là 0,01 ppm. Đây là chất chống oxy hóa được sử dụng khá phổ biến để bảo quản thực phẩm (táo, ớt, các loại trái cây, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, v.v.). Các chuyên gia Hội đồng vệ sinh hải sản Nhật Bản cho rằng Ethoxyquin có trong thủy sản là từ thức ăn do doanh nghiệp đưa vào để bảo quản. Nếu dừng cho ăn sau 1 ngày thì tôm sẽ thải hết Ethoxyquin.

Ngoài ra Nhật Bản cũng đã phát hiện có chất Sulfamethoxazole trong sản phẩm tôm nhập từ Trung Quốc nên chất này cũng sẽ bị kiểm tra.

Để tránh thiệt hại cho sản xuất và bảo vệ uy tín sản phẩm tôm Việt Nam, Tổng cục Thủy sản đề nghị Chi cục Thủy sản/Nuôi trồng thủy sản:

- Thông báo cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản trên địa bàn về cảnh báo của Nhật Bản; đề nghị cam kết không đưa vào thức ăn chất Ethoxyquin và Sulfamethoxazole, trên nhãn mác của bao bì thức ăn cần ghi rõ "không chứa Ethoxyquin, Sulfamethoxazole".

- Rà soát trong danh mục thức ăn được phép lưu hành, kiểm tra cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản tại địa phương, nếu phát hiện loại thức ăn có chứa các chất trên báo cáo về Tổng cục Thủy sản để đưa ra khỏi Danh mục được phép lưu hành.

- Hướng dẫn người nuôi thủy sản trước khi thu hoạch ngừng cho tôm, cá ăn 01 ngày để thải hết thức ăn nhằm làm giảm nguy cơ các chất phụ gia từ thức ăn còn tồn dư trong sản phẩm.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo TCTS (b/c);
- Sở NN&PTNT (để chỉ đạo);
- Cục NAFIQAD;
- Hiệp hội VASEP; VINAFIHS;
- Trung tâm KNKNKĐ NTTS;
- Lưu: VT, NTTS.

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Dương Văn Thể

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 906/TCTS-NTTS

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu906/TCTS-NTTS
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/06/2012
Ngày hiệu lực15/06/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 906/TCTS-NTTS kiểm soát chất Ethoxyquin Sulfamethoxazole trong thức ăn


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 906/TCTS-NTTS kiểm soát chất Ethoxyquin Sulfamethoxazole trong thức ăn
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu906/TCTS-NTTS
                Cơ quan ban hànhTổng cục Thuỷ sản
                Người kýDương Văn Thể
                Ngày ban hành15/06/2012
                Ngày hiệu lực15/06/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 906/TCTS-NTTS kiểm soát chất Ethoxyquin Sulfamethoxazole trong thức ăn

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 906/TCTS-NTTS kiểm soát chất Ethoxyquin Sulfamethoxazole trong thức ăn

                            • 15/06/2012

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 15/06/2012

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực